Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản (nhà đất) được dự báo sẽ tăng trưởng 6 lần đạt 1.232 tỷ USD, tỷ trọng ngành trên GDP cũng được kỳ vọng tăng và đạt mức 13,6% vào năm 2030. Và chi phí đầu tư vào công nghệ số có thể đạt mức khoảng 246,4 tỷ đô. Đây chính là cơ hội của Proptech, vậy Proptech là gì? Có những thách thức và cơ hội gì trên thị trường bất động sản Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về Proptech

Protech là gì?

Proptech là một từ viết tắt của "Property Technology," có nghĩa là Công nghệ trong lĩnh vực Bất động sản. Proptech liên quan đến sự ứng dụng và sáng tạo trong lĩnh vực bất động sản bằng cách sử dụng công nghệ.

Nhằm cải thiện và tối ưu hóa quy trình mua bán, cho thuê, quản lý và sử dụng bất động sản. Đây là một lĩnh vực nổi bật trong ngành bất động sản và công nghệ. Bao gồm nhiều ứng dụng và công nghệ khác nhau như ứng dụng di động, nền tảng trực tuyến, trí tuệ nhân tạo, trí tuệ vũ trụ (IoT), blockchain, và nhiều công cụ khác để cải thiện quản lý bất động sản, tăng cường trải nghiệm của người mua và người thuê, và cải thiện hiệu suất của thị trường bất động sản. Proptech cung cấp các giải pháp kỹ thuật để giải quyết các thách thức và tạo ra cơ hội mới trong lĩnh vực bất động sản.

Proptech gồm 3 phân khúc chính và 1 phân khúc phụ

Ba phân khúc chính của proptech

Bất động sản thông minh (Smart Real Estate)

Có thể dùng từ Bất động sản thông minh khiến cho các bạn khó hình dung. Ở Việt Nam thì chúng ta hay dùng từ Nhà thông minh. Trong phân khúc này, công nghệ bất động sản đã giúp cho việc quản lý, vận hành một ngôi nhà, một toà trở nên đơn giản hơn.

Bạn chỉ cần một thiết bị cầm tay là có thể quản lý được hệ thống đèn, bạn chỉ cần một nhân sự ngồi tại chỗ có thể quan sát được hết hệ thống camera an ninh của cả một toà nhà, thậm chí bạn còn có thể ra lệnh giọng nói cho các tác vụ thông thường.

Bất động sản chia sẻ (Collaborative Economy)

Thuật ngữ này là một phần của Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ). Nếu bạn vẫn chưa hình dung được nền kinh tế chia sẻ là gì thì Grab, Uber, Airbnb và Luxstay là những ví dụ điển hình cho nền kinh tế chia sẻ.

Bất động sản chia sẻ tức là bạn có một bất động sản nhàn rỗi như một căn hộ, một phòng, một kho bãi và cần cho thuê. Bạn dùng công nghệ để tiếp cận với những người đang cần những cái bạn đang có. Sẵn sàng chia sẻ để cùng nhau có lợi. Bạn có chỗ ở và tôi có tiền.

Tài chính cho bất động sản (Real Estate Fintech)

Tài chính bất động sản tồn tại dưới một hình thái là một ứng dụng, một website mà ở đó bạn có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, bạn có thể tìm kiếm những người đồng hành cùng đầu tư chung bất động sản và chúng sẽ thay bạn quản lý các số liệu, tài liệu liên quan đến bất động sản.

Ảnh Phân khúc của Proptech

Phân khúc phụ của proptech

Công nghệ xây dựng bất động sản (Contech)

Mặc dù áp dụng công nghệ trong lĩnh vực xây dựng chỉ là một phân khúc nhỏ của thị trường nhưng đã mang lại hiệu quả rất lớn.

Trong đó, công nghệ in 3D dự kiến sẽ thay đổi khá nhiều đối với mô hình xây dựng truyền thống. Hoặc có thể chúng tồn tại dưới dạng giúp người dùng cuối có thể tự thiết kế ngôi nhà của chính mình mà không cần đến bất kỳ ông kiến trúc sư nào cả.

Thách thức và cơ hội của proptech tại thị trường Việt Nam.

Cơ hội

Trong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trở thành "cuộc đua sống còn" của doanh nghiệp Việt thì lĩnh vực nhà đất cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Nhất là khi, ở Việt Nam, quy mô ngành bất động sản được dự báo sẽ tăng trưởng 6 lần vào năm 2030 (Nguồn: Hiệp hội Bất động sản Việt Nam). Đây chính là cơ hội kiếm tiền cho các Proptech trực tiếp tham gia ứng dụng công nghệ vào việc giảm khoản chi phí hỗ trợ cho giao dịch bất động sản này.

Ảnh Dự báo quy mô ngành bất động sản

Thách thức

Nhìn chung, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản (Proptech) ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn đầu và dần chuyển mình cho bước tiến cao hơn. Bên cạnh nhiều yếu tố thuận lợi như các chính sách của Nhà nước, sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đô thị hóa, nguồn vốn FDI…thì Proptech vẫn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục như:

  • Sự hiểu biết về ứng dụng công nghệ số trong ngành còn hạn chế.
  • Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghệ cho lĩnh vực bất động sản vẫn chưa rõ ràng và đủ lớn.
  • Tư duy đổi mới sáng tạo chưa phổ biến khiến "cái mới" khó được nhìn nhận đúng, đầy đủ, khách quan và nhận được sự ủng hộ cần thiết từ thị trường cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.

Từ đó dễ sinh ra tâm lý ngại chuyển đổi số của các doanh nghiệp kinh doanh, các nhà môi giới bất động sản và khách hàng

Bài viết trên Nhadat.xyz đã cung cấp thông tin về proptech, cũng như những cơ hội, thách thức và tình hình phát triển của nó tại thị trường Việt Nam, hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Bên cạnh cập nhật những tin tức mới nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất về thị trường bất động sản. Nhadat.Xyz còn hướng tới việc phát triển một thị trường bất động sản lành mạnh, nơi mọi người có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, mua bán, đầu tư nhà đất.