Nhà đất là gì? Có những loại hình nhà đất phổ biến nào? Điều kiện mua bán nhà đất như thế nào? Là điều được rất nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này chú ý. Vì quá trình mua bán loại tài sản này khá phức tạp, vì là tài sản có giá trị cao. Người mua và người bán cần có đủ các điều kiện để thực hiện giao dịch. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết thắc mắc của các vấn đề trên.

Nhà đất là gì? Và điều kiện để có thể mua bán nhà đất.

Nhà đất là gì?

Nhà đất là một tên gọi khác của bất động sản. Bao gồm tất cả những loại đất đai và những thứ gắn liền với đất đai. Những thứ có thể di động, dỡ ra thì không phải là nhà đất. Và trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại hình nhà đất khác nhau như: khu nghỉ dưỡng, căn hộ chung cư, nhà riêng, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, Bungalow, Condotel, đất nền, nhà phố, đất nhà xưởng, biệt thự, shophouse, khách sạn, một số loại hình khác,...

Tuy nhiên, có thể xét theo công năng sử dụng mà chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm nhà: nhà riêng (nhà phố, nhà hẻm), biệt thự, villa, chung cư, nhà ở xã hội.
  • Nhóm đất: đất nền, đất dự án, đất kinh doanh, đất rừng, đất nuôi trồng thủy hải sản, đất cây lâu năm, đất canh tác,…
  • Nhóm dịch vụ: nhà trọ, văn phòng, khu nghỉ dưỡng, mặt bằng, kho xưởng,..

Những loại hình nhà đất phổ biến

Nhà riêng

Nhà riêng là nhà ở được xây dựng dựa trên một mảnh đất riêng biệt, thuộc vào quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

Nhà ở riêng lẻ thường có pháp lý rõ ràng và giá cao hơn nhiều so với chung cư cùng chất lượng.

Căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư là dạng tòa nhà có nhiều tầng trở lên, có nhiều căn hộ cùng với lối đi, cầu thang chung có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung cùng với hệ thống công trình tiện ích, hạ tầng, phục vụ chung cho cá nhân, tổ chức.

Giá nhà chung cư thường rẻ so với nhà mặt đất và thường được chia nhiều kỳ thanh toán. Nhờ đó, mà những áp lực về tài chính khi mua chung cư sẽ nhẹ nhàng hơn.

Biệt thự dự án, nhà phố

Biệt thự dự án, nhà phố là ngôi nhà đã được xây dựng và thiết kế gần sát nhau tạo nên một tổng thể kiến trúc thống nhất. Nhà biệt thự, nhà phố dự án thường hay được kết hợp những tổ hợp: khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khu vực mua sắm như một khu đô thị dạng thu nhỏ.

Biệt thự, nhà phố dự án

Ảnh Biệt thự, nhà phố dự án

Đất nền dự án

Đất nền dự án là một trong những lô đất nằm trong khu vực dự án đang được chủ đầu tư quy hoạch. Chủ đầu tư có trách nhiệm trong việc đền bù đất của dự án, cấp pháp đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến mảnh đất

Condotel

Condotel chính là từ viết tắt của từ Condo và Hotel, có ý nghĩa là khách sạn căn hộ hay căn hộ khách sạn. Condotel là một sự kết hợp này tạo nên loại hình nhà đất vừa có hoạt động của một khách sạn, vừa có chức năng như một khu căn hộ.

Biệt thự nghỉ dưỡng

Biệt thự nghỉ dưỡng là một trong những loại hình nhà đất được đầu tư và xây dựng nhằm phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng thư giãn. Những khu biệt thự nghỉ dưỡng thường tọa lạc tại vùng núi và ven biển, nơi có góc view cực đẹp. Những nơi có điều kiện thời tiết đẹp và các điểm du lịch, cùng với những khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng,...

Shophouse

Nhà phố thương mại là một loại hình nhà ở mới xuất hiện ở trên thị trường nhà đất Việt Nam nhưng được đón nhận một cách tích cực. Mô hình nhà phố thương mại là sự kết hợp giữa nhà ở với kinh doanh buôn bán.

Loại hình nhà phố thương mại thường có 2 tầng trở lên và xây dựng nằm gần những trục đường lớn, đường chính tại các khu vực dân cư đông đúc và buôn bán sầm uất.

Officetel

Officetel được hiểu theo một ý nghĩa chính thống là sự kết hợp của 2 từ tiếng anh Office và Hotel. Nó là sự kết hợp giữa căn hộ kết hợp giữa nhà ở tiện nghi và văn phòng hiện đại.

Officetel - loại hình nhà đất dịch vụ

Ảnh Officetel - loại hình nhà đất dịch vụ

Nhà Xưởng

Trong xu hướng mở rộng, phát triển thị trường, các doanh nghiệp đều có nhu cầu tìm thuê nhà xưởng hay nhà kho để hoạt động sản xuất. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ tìm đến những khu nhà xưởng xây dựng sẵn để tiết kiệm chi phí ban đầu và hạn chế rủi ro. Việc đầu tư nhà xưởng bán hoặc cho thuê hiện đang trở thành một loại hình đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư muốn tham gia.

Mua bán nhà đất là gì?

Mua bán là sự kết nối giữa các bên có nhu cầu mua và bên có nhu cầu bán với nhau để trao đổi, giao dịch hàng hóa (ở đây là nhà đất) để đạt đến mục đích cuối cùng, quá trình này cần sự nhanh chóng và an toàn.

Mua bán nhà đất được hiểu là sự chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất từ người này sang người kia. Trong trường hợp này sẽ đề cập đến tài sản gắn liền với đất là nhà ở. Và điều kiện mua được giải đáp dưới đây nhằm phục vụ cho loại tài sản này.

Điều kiện mua bán nhà đất

Điều kiện chuyển nhượng đất

Đối với bên chuyển nhượng

Tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

- Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Mua bán nhà đất

Ảnh Mua bán nhà đất

Trong ảnh có: Hai người trao đổi giao dịch, giấy tờ nhà đất hoặc tiền, có dãy nhà phía sau

Đối với bên nhận chuyển nhượng

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định những ai không được nhận chuyển nhượng như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Điều kiện chuyển nhượng nhà

Theo Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện để bán nhà như sau:

- Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

+ Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện chuyển nhượng nhà

Ảnh Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện chuyển nhượng nhà

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

- Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

+ Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

+ Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

+ Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

+ Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

+ Nhận thừa kế nhà ở;

+ Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Theo Điều 119 Luật nhà ở 2014 quy định đối với bên mua và bên bán như sau:

- Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

+ Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:

+ Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;

+ Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

- Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Nhadat.xyz đã giải đáp thắc về nhà đất và điều kiện mua bán nhà đất đến quý bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại được cho bạn nhiều điều hữu ích. Ngoài ra, Nhadat.xyz cập nhật những tin tức mới nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất về thị trường nhà đất. Chúng tôi còn hướng đến việc phát triển một thị trường phát triển bất động sản lành mạnh. Nơi mọi người có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, mua bán, đầu tư nhà đất.